Chuẩn bị Lễ hội đâm trâu (người Ba Na)

Ở mỗi dân tộc, các nghi thức phụ của lễ hội có phần khác nhau nhưng đâm trâu vẫn là tiết mục linh đình của lễ hội. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau, song thường là một không gian rộng bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông,... Giữa quảng trường/không gian rộng này có dựng một cây cột cao bằng gỗ hoặc tre, ngọn cột được trang trí bằng hoa lá rừng, cờ, phướn thật đẹp, và những lục lạc tre gọi là cù nan. Trên đỉnh cột thường gắn một con chim phượng hoàng làm bằng gỗ, chạm trỗ hoa văn tỉ mỉ. Cây cột này tương tự cây nêu của người Kinh, người Êđê gọi là blang kbâo[1][2]. Người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga.

Người chủ trì lễ hội là một già làng. Dân làng chọn một con trâu thuộc giống trâu Langbiang khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng sợi dây rừng mềm dẻo nhưng rất bền chắc. Sợi dây này được buộc lỏng quanh cổ trâu chứ không xỏ vào mũi như khi dắt trâu đi làm đồng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lễ hội đâm trâu (người Ba Na) http://baodulich.com/index.php?do=news&act=detail&... http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/it... http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=200... http://dalattourist.net/modules.php?name=News&file... http://www.vietcatholic.net/News/Html/63557.htm http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?sit... http://www.baobinhdinh.com.vn/564/2004/7/12213/ http://cstc.cand.com.vn/Muon-mau-cuoc-song/Le-hoi-... http://www.kontum.gov.vn/news/news.php?pageid=0000... http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/ba...